Bước tiếp theo sau khi lựa chọn được broker uy tín chính là mở tài khoản giao dịch forex. Tùy thuộc vào mỗi broker mà số lượng và loại tài khoản được cung cấp là khác nhau. Lựa chọn được tài khoản giao dịch phù hợp với nguồn vốn và chiến lược sẽ góp phần mang lại thành công cho trader trong thị trường forex.
Ở bài viết lần này, quocdunginvest.com sẽ giới thiệu đến các bạn các loại tài khoản cơ bản nhất trong giao dịch forex, về yêu cầu ký quỹ, điều kiện giao dịch và các dịch vụ đi kèm theo. Đối với các trader mới, chúng tôi cũng sẽ giúp các bạn khai thác nhu cầu giao dịch của mình để lựa chọn tài khoản sao cho phù hợp nhất. Cùng theo dõi nhé.
Tài khoản giao dịch forex là gì?
Tài khoản giao dịch forex (Forex Account) là loại tài khoản định danh nhà đầu tư trên thị trường forex. Tài khoản này được đăng ký hay được mở tại các công ty môi giới (sàn forex), để ghi lại lịch sử giao dịch, biến động số dư.
Để mua bán được trên thị trường ngoại hối, buộc phải mở tài khoản giao dịch forex giống như khi các bạn muốn tham gia vào các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram hay Twitter phải đăng ký tài khoản, đó là thứ không thể thiếu. Các bạn có thể hình dung như thế này, giả sử như Facebook, là nơi để chúng ta chia sẻ các dòng trạng thái cá nhân, mỗi ngày trên thế giới có đến hàng triệu status, hình ảnh được đăng tải… nếu không có tài khoản định danh thì làm sao biết được status hay hình ảnh đó là của ai. Cũng giống như trong giao dịch forex, mỗi giây, mỗi phút có đến hàng triệu lệnh mua, bán ngoại tệ được khớp trên toàn thế giới, nếu không có tài khoản định danh thì làm sao biết lệnh đó của trader nào, nếu có lợi nhuận hay thua lỗ thì biết cộng hay trừ vào đâu.
Chính vì thế, tài khoản giao dịch forex sẽ bao gồm đầy đủ thông tin cá nhân của trader, các broker uy tín còn yêu cầu xác thực thông tin bằng hình ảnh, các loại giấy tờ tùy thân… và được duyệt rất kỹ lưỡng. Sau khi mở tài khoản thành công, các bạn sẽ nạp tiền vào tài khoản này và có thể bắt đầu giao dịch trên thị trường.
Các loại tài khoản giao dịch forex
Như đã nói, tùy thuộc vào mỗi broker mà số lượng và loại tài khoản giao dịch forex là khác nhau, tên gọi của chúng cũng sẽ khác nhau. Có sàn cung cấp đến 4,5 loại tài khoản nhưng cũng có sàn chỉ cho phép trader mở duy nhất 1 loại tài khoản.
Nhìn chung, tài khoản giao dịch forex cơ bản được chia thành 3 loại chủ yếu sau (ở đây, chúng ta chỉ đang bàn đến loại tài khoản thực (live account), tức là nạp tiền thực để giao dịch trên thị trường thực):
- Tài khoản Cent hoặc Micro
- Tài khoản Standard
- Tài khoản ECN
Đó là những loại tài khoản mà đa số các sàn forex đều cung cấp, dành cho mọi đối tượng trader, phụ thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà trader có thể lựa chọn loại tài khoản phù hợp.
Bên cạnh đó, còn có các loại tài khoản đặc biệt khác như:
- Tài khoản Vip/Pro/Premium dành cho những trader giàu có
- Tài khoản MAM/PAMM dành cho các nhà quản lý quỹ
- Tài khoản Copy trading dành riêng cho hình thức sao chép giao dịch
- Tài khoản Islamic dành cho người Hồi giáo
- Tài khoản Share dành cho giao dịch cổ phiếu
- Tài khoản dùng thử Demo
Tiếp theo, hãy cùng quocdunginvest.com tìm hiểu về đặc điểm và điều kiện giao dịch của từng loại tài khoản giao dịch forex nhé.
Tài khoản Cent hoặc Micro
Tài khoản này cực kỳ phù hợp dành cho những trader mới, chỉ mới bắt đầu tập tành giao dịch trên thị trường. Với số tiền nạp rất thấp, trader có thể được trải nghiệm môi trường giao dịch thực mà không phải đánh đổi rủi ro quá cao.
Điểm đặc biệt của các loại tài khoản này là giá trị giao dịch tiêu chuẩn sẽ được giảm đi rất nhiều lần. Đối với tài khoản Cent, khi nạp tiền vào tài khoản, số dư sẽ thể hiện bằng Cent chứ không phải USD. Vì 1 USD = 100 Cent, nên bình thường, nếu muốn giao dịch 1 lot cặp EUR/USD, các bạn cần ký quỹ 500$ (giả sử đang sử dụng đòn bẩy 1:200), nhưng khi sử dụng tài khoản Cent, các bạn chỉ cần ký quỹ 500 Cent, tức là chỉ có 5 USD. Hay đối với tài khoản Micro, nếu bình thường, 1 lot tiêu chuẩn bằng 100,000 đơn vị tiền tệ cơ sở (đồng tiền đứng trước trong cặp tỷ giá) thì trên tài khoản Micro, 1 lot = 0.01 lot tiêu chuẩn = 1,000 đơn vị tiền tệ cơ sở.
Nhờ đặc tính này, các bạn được giao dịch lệnh với khối lượng thấp hoặc có giá trị thấp, yêu cầu về khối lượng giao dịch tối thiểu trên các loại tài khoản này vẫn là 0.01 lots nhưng 1 lot ở đây chỉ bằng 0.01 lots tiêu chuẩn (=1,000 đơn vị tiền tệ cơ sở).
Tài khoản Cent và Micro thường yêu cầu số tiền nạp tối thiểu thấp, chỉ từ 5$, 10$, thậm chí 1$, tạo điều kiện cho các trader mới được giao dịch trên thị trường thực mà không chịu rủi ro cao, giúp cho các trader vốn ít có cơ hội kiếm được tiền từ forex.
Về chi phí giao dịch, các broker thường áp dụng chính sách no commission trên 2 loại tài khoản này, nhưng bù lại chênh lệch spread cao, lên tới 1.5-2.5 pips trên các cặp forex chính và spread có thể thả nổi hoặc cố định, tùy thuộc vào từng broker.
Tài khoản Cent và Micro thường được áp dụng tỷ lệ đòn bẩy tối đa mà sàn cho phép.
Trader mở tài khoản Cent hoặc Micro chỉ được hưởng các dịch vụ cơ bản nhất của sàn như:
- Được truy cập vào các tài liệu đào tạo forex miễn phí
- Được hỗ trợ kỹ thuật và các vấn đề liên quan khác
Tài khoản Standard
Tài khoản này còn có những tên gọi khác như tài khoản Tiêu chuẩn hay tài khoản Classic. Đây là loại tài khoản phổ biến nhất trong giao dịch forex, phù hợp với mọi đối tượng trader, từ trader mới đến trader giàu kinh nghiệm.
Các điều kiện giao dịch trên tài khoản Standard:
- Tiền nạp tối thiểu: thông thường ở hầu hết các broker là 200$. Ngoại trừ một vài broker yêu cầu số tiền cao hơn, đến 500$. Con số 200$ thật ra không quá lớn, chỉ hơn 4 triệu VND, tương tương với số vốn tối thiểu cần có để đầu tư chứng khoán, cho nên, đối với các trader Việt, dù vốn ít hay nhiều thì các bạn hoàn toàn có thể chấp nhận được.
- Đòn bẩy: giống như Cent hay Micro, tài khoản Standard cũng được áp dụng tỷ lệ đòn bẩy tối đa được cung cấp tại sàn.
- Spread: có thể thả nổi hoặc cố định và thường được áp dụng công nghệ báo giá STP, tức là broker sẽ lấy các mức giá tốt nhất từ nhà cung cấp thanh khoản, sau đó cộng thêm một phần nữa để tính vào chi phí. Do vậy, spread trên loại tài khoản này thường sẽ cao, từ 1.0-2.0 pips trên các cặp tiền chính.
- Phí hoa hồng: tài khoản Standard không tính phí hoa hồng cho giao dịch forex vì broker đã tính luôn phí vào spread.
- Khối lượng giao dịch tối thiểu vẫn là 0.01 lots tiêu chuẩn và bị giới hạn khối lượng giao dịch tối đa, thường là 100 lots.
Các dịch vụ được đi kèm trên tài khoản này cũng không khác nhiều so với tài khoản Cent/Micro. Đối với các broker yêu cầu số tiền nạp cao (500$ trở lên) thì sẽ có thêm một số dịch vụ cao cấp khác như có nhà quản lý cá nhân, được cung cấp tín hiệu forex miễn phí, được tham gia các buổi hội thảo về chiến lược giao dịch của sàn…
Tài khoản ECN
Là loại tài khoản được nhiều trader ưa chuộng nhất hiện nay nhờ công nghệ báo giá minh bạch, giá cả tốt nhất giúp trader tiết kiệm được chi phí giao dịch.
Tài khoản này chỉ được cung cấp tại các ECN broker uy tín, nhận được báo giá tốt nhất từ các nhà cung cấp thanh khoản nên chênh lệch spread là rất thấp, chỉ từ 0.0-0.5 pips trên các cặp tiền chính. Broker sẽ thu phí chủ yếu từ commission và thường là 6-7$/lot/2 chiều.
Một số điều kiện giao dịch khác trên tài khoản ECN:
- Tiền nạp tối thiểu: từ 200$ hoặc từ 500$, tùy broker
- Đòn bẩy: thường bị hạn chế hơn so với tài khoản Standard. Giả sử broker cung cấp tỷ lệ đòn bẩy tối đa là 1:1000, thì tài khoản Standard được áp dụng tỷ lệ tối đa 1:1000 nhưng tài khoản ECN chỉ được sử dụng tỷ lệ tối đa là 1:500 hoặc chỉ 1:200, thậm chí có sàn còn hạn chế đến 1:30 do quy định của cơ quan quản lý.
- Khối lượng giao dịch tối thiểu/tối đa: thường là 0.01 lots/100 lots
Tài khoản ECN được hưởng các dịch vụ đi kèm giống với tài khoản Standard. Trong trường hợp broker yêu cầu tiền nạp cao hơn trên tài khoản ECN thì sẽ được hưởng nhiều dịch vụ ưu đãi hơn như miễn phí VPS, được sử dụng các công cụ phân tích nâng cao như Autochartist, Trading Central…
Các loại tài khoản đặc biệt khác
Như đã nói, các loại tài khoản này thường được thiết kế dành riêng cho những trader giàu có, với số tiền nạp tối thiểu được yêu cầu thường trên 5,000$. Chính sách về chi phí giao dịch được áp dụng trên tài khoản Vip/Pro/Premium gần như giống với tài khoản Standard. Cũng có một số broker giảm phí spread (chỉ còn từ 0.5-1.5 pips trên các cặp tiền chính) nhưng thu phí commission thấp, chỉ từ 4-6$/lot/2 chiều.
Các loại tài khoản này cũng thường bị giới hạn tỷ lệ đòn bẩy tối đa, thường là 1:500, yêu cầu giao dịch với khối lượng lớn, từ 0.1 lots nhưng không hạn chế khối lượng tối đa.
Với số tiền nạp ban đầu cao, các dịch vụ ưu đãi trên loại tài khoản này là tốt nhất:
- Có chuyên gia quản lý tài khoản cá nhân
- Được miễn phí VPS
- Được truy cập miễn phí vào các công cụ phân tích cao cấp nhất của sàn
- Nhận miễn phí tín hiệu forex từ các chuyên gia giao dịch
- Được hỗ trợ 1:1 24/7
- Được tham gia các buổi hội thảo có sự góp mặt của các trader chuyên nghiệp, các buổi livestream giao dịch của sàn
- …
Tài khoản MAM/PAMM
2 loại tài khoản này được dành riêng cho những nhà quản lý quỹ, là các trader chuyên nghiệp, sử dụng vốn của nhà đầu tư để giao dịch và nhận lại hoa hồng từ lợi nhuận. Tài khoản này được yêu cầu số vốn ban đầu rất cao, từ 10,000$ và không giới hạn khối lượng lệnh. Các nhà quản lý quỹ được giao dịch trên nền tảng riêng, có thêm những chức năng khác để quản lý lệnh, quản lý vốn.
Để mở tài khoản MAM/PAMM, các bạn phải đăng ký theo form riêng hoặc liên hệ với nhân viên của sàn và thường được yêu cầu cao về kinh nghiệm giao dịch trên thị trường.
Tài khoản copy trading
Copy trading là một hình thức đầu tư khá mới, phù hợp với những nhà đầu tư không có nhiều kinh nghiệm, nhiều thời gian và kiến thức forex. Với copy trading, nhà đầu tư sẽ đăng ký theo dõi tài khoản của các trader chuyên nghiệp, khi những trader này thực hiện giao dịch thì lệnh sẽ được tự động sao chép lại trên tài khoản của nhà đầu tư. Tỷ lệ sao chép có thể là 1:1 hoặc phụ thuộc vào cài đặt riêng của nhà đầu tư, có thể dừng sao chép hoặc hủy theo dõi trader bất cứ lúc nào. Về phần các trader chuyên nghiệp, họ sẽ nhận được phí sao chép theo tháng, giống như tiền lương mà bạn phải trả cho họ.
Thông thường, các bạn có thể sử dụng luôn các tài khoản forex như Standard hay ECN để sao chép giao dịch hoặc một số broker khác thì yêu cầu mở tài khoản copy trading riêng và có nền tảng riêng để các bạn thực hiện việc sao chép giao dịch này.
Tài khoản Islamic
Là loại tài khoản giao dịch forex dành riêng cho những trader tại các quốc gia theo đạo Hồi bởi vì các nguyên tắc tài chính Hồi giáo có phần khác biệt so với các quốc gia khác nên loại tài khoản này cũng sẽ có một số điểm khác biệt, cụ thể:
- Không tính phí qua đêm swap, do luật Hồi giáo cấm tất cả các hoạt động có trả hoặc nhận lãi suất mà nguyên tắc thu-trả phí qua đêm lại dựa trên lãi suất giữa các đồng tiền nên các tài khoản Islamic sẽ không áp dụng phí swap cho dù có giữ lệnh lâu đến đâu.
- Lệnh được thực hiện ngay lập tức, nguyên tắc Hồi giáo không cho phép trì hoãn giao dịch, đây là điểm lợi thế cho các trader đạo Hồi
- Không được phép đánh bạc, điều này hoàn toàn hợp lý vì forex không phải là cờ bạc mà là hình thức đầu tư tài chính, yêu cầu trader phải có kiến thức, am hiểu chuyên sâu về kinh tế, tài chính và phân tích.
- Cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận
Thực ra thì các điều kiện giao dịch trên tài khoản Islamic cũng không khác gì so với các loại tài khoản thông thường, chỉ là khi muốn mở tài khoản Islamic, trader chỉ cần bổ sung thêm thông tin mình là người Hồi giáo thì tài khoản đó sẽ được điều chỉnh theo các nguyên tắc trên để phù hợp với luật Hồi giáo mà thôi. Tài khoản này cũng được cung cấp trên hầu hết các sàn forex.
Là loại tài khoản dành riêng cho trader muốn giao dịch cổ phiếu như trên thị trường chứng khoán. Tài khoản Share thường yêu cầu số tiền nạp rất cao, chi phí giao dịch được tính bằng một tỷ lệ hoa hồng nhỏ trên giá trị giao dịch của lệnh.
Chỉ có một vài sàn forex cung cấp loại tài khoản này cho trader và tài khoản Share sẽ được giao dịch trên phần mềm MT5 thay vì MT4. Các loại tài khoản MT4 vẫn được giao dịch cổ phiếu nhưng không theo hình thức trực tiếp như MT5 mà thông qua Hợp đồng chênh lệch giá CFD giống như giao dịch các cặp tỷ giá.
Tài khoản Demo
Là tài khoản giao dịch forex dùng thử mà broker nào cũng cung cấp cho khách hàng của mình. Đây là loại tài khoản ảo, tiền nạp vào cũng là tiền ảo và điều kiện giao dịch trên thị trường cũng là ảo. Tài khoản này giúp các trader mới làm quen với thị trường, với cách thức đặt lệnh trước khi chính thức giao dịch trên thị trường thực mà không phải chịu bất kỳ rủi ro nào.
Tùy thuộc vào mỗi sàn forex mà số lượng tài khoản Demo được cung cấp là khác nhau. Có sàn chỉ cung cấp một loại tài khoản Demo duy nhất và thường sẽ áp dụng các điều kiện giao dịch của tài khoản Standard nhưng có sàn lại cho phép trader trải nghiệm tài khoản Demo trên tất cả các loại tài khoản live mà sàn đang có, từ Cent/Micro, đến Standard hay ECN.
Thông thường, các broker sẽ không hạn chế số lượng tài khoản Demo được phép mở và các bạn muốn nạp thêm bao nhiêu tiền ảo vào tài khoản cũng được.
Ví dụ: các loại tài khoản giao dịch được cung cấp trên sàn FBS
Ví dụ: các loại tài khoản giao dịch được cung cấp trên sàn HotForex
Trader mới nên lựa chọn loại tài khoản nào?
Mỗi loại tài khoản giao dịch forex sẽ phù hợp với một đối tượng trader khác nhau. Các bạn có thể dựa vào các tiêu chí của bản thân mình để lựa chọn loại tài khoản phù hợp nhất.
Nguồn vốn: nếu vốn ít, các bạn nên mở tài khoản Cent hoặc Micro để được giao dịch với khối lượng nhỏ và hạn chế được rủi ro. Nếu đáp ứng được số vốn từ 200$ trở lên, các bạn nên lựa chọn tài khoản Standard hoặc ECN để nhận các điều kiện giao dịch tốt hơn.
Phong cách giao dịch: nếu các bạn đang theo đuổi phong cách giao dịch lướt sóng (scalping trading) thì nên chọn tài khoản ECN vì với số lượng lệnh lớn mỗi ngày, chính sách spread thấp cùng phí hoa hồng hợp lý sẽ giúp các bạn tiết kiệm được nhiều chi phí hơn so với phí spread cao như trên tài khoản Standard. Hay nếu hệ thống giao dịch của bạn cần cố định mức chi phí thì có thể lựa chọn tài khoản Standard có chênh lệch spread cố định.
Sản phẩm giao dịch: nếu các bạn chỉ muốn giao dịch cổ phiếu thì chọn loại tài khoản Share. Hoặc trong trường hợp các bạn muốn giao dịch các cặp tiền chéo chứa GBP nhưng spread trung bình của những cặp này trên tài khoản ECN lại cao hơn so với spread cố định trên tài khoản Standard, mặc dù tài khoản ECN có spread tốt hơn trên hầu hết các cặp tỷ giá nhưng vì chỉ chủ yếu giao dịch trên những cặp chứa GBP đó nên các bạn sẽ ưu tiên lựa chọn tài khoản Standard.
Trader mới có nên giao dịch trên tài khoản Demo không?
Câu trả lời là có, nhưng đừng quá lâu. Tài khoản Demo sẽ giúp các bạn làm quen với thị trường và cách thức giao dịch forex nhưng nếu giao dịch quá lâu trên tài khoản Demo sẽ khiến cho bạn không kiểm soát tốt tâm lý khi chính thức chuyển sang tài khoản live. Bởi vì tiền trên tài khoản Demo là tiền ảo, các bạn sẽ không được trải qua cảm giác mất tiền thật hay nhận được tiền thật sẽ như thế nào? Khi thua lỗ trên thị trường thực ở những lệnh đầu tiên, chắc chắn các bạn sẽ hoang mang, tâm lý không vững sẽ không thể đưa ra được những quyết định đúng đắn. Hơn nữa, các điều kiện giao dịch trên tài khoản Demo không hoàn toàn giống với trên tài khoản live, khi trên thị trường thực có biến động bất ngờ, các bạn sẽ không đủ kinh nghiệm để xử lý tốt tình huống.
Một lời khuyên dành cho những trader mới, đó là: các bạn nên bắt đầu với tài khoản Cent hoặc Micro, sau khi đã cảm thấy chín mùi, các bạn có thể chuyển sang tài khoản ECN, vì nhìn chung, các điều kiện giao dịch trên tài khoản này tốt hơn rất nhiều so với tài khoản Standard, báo giá minh bạch, chi phí hợp lý nên ít khi xảy ra tranh chấp với broker.
Kết luận
Cho dù là broker hay tài khoản giao dịch thì các bạn cũng đừng nên nóng vội mà hãy thật cẩn trọng và kỹ lưỡng để lựa chọn một loại tài khoản phù hợp nhất với các tiêu chí riêng của bản thân. Và nên nhớ là tại một broker uy tín và chất lượng nhất nhé.
Tham khảo: Top các sàn forex tốt nhất hiện nay. Các tiêu chí lựa chọn sàn forex uy tín, chất lượng.
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG.