Trader giao dịch theo trường phái Price Action chắc chắn không thể bỏ qua Key Level, một trong những vùng giá rất quan trọng, thể hiện rõ tâm lý tham lam, sợ hãi của các nhà đầu tư. Chính vì thế, Key Level không chỉ giúp trader nhận định xu hướng thị trường, mà còn tìm ra tín hiệu vào lệnh/thoát lệnh hợp lý nhất. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết về Key Level, cũng như cách giao dịch hiệu quả với Key Level. Cùng tham khảo bạn nhé!
Key Level là gì?
Key Level là vùng giá tranh chấp mà tại đó giá có khả năng đảo chiều mạnh mẽ. Hay nói cách khác, Key Level là vùng hỗ trợ, kháng cự mạnh nơi giá phản ứng nhiều lần trong nhiều thời điểm khác nhau.
3 sai lầm trader mắc phải khi xác định Key Level
Sai lầm 1: Vẽ chi chít các vùng kháng cự, hỗ trợ tìm thấy trên biểu đồ
Điều này làm cho việc tìm kiếm và phân tích trở nên lâu hơn, đồng thời biểu đồ sẽ rất lộn xộn. Để khắc phục, trader chỉ nên xác định và vẽ các mức hỗ trợ, kháng cự quan trọng nhất để mang lại hiệu quả giao dịch tốt hơn.
Sai lầm 2: Coi Key Level là 1 điểm giá cụ thể
Trader khi xác định Key Level thường quan niệm mức kháng cự được vẽ trên điểm giá cao nhất và mức hỗ trợ được vẽ dưới điểm giá thấp nhất. Tuy nhiên, đây là một lầm tưởng nghiêm trọng, vì một Key Level là một vùng giá, chứ không phải một mức giá cụ thể. Như vậy, để xác định Key Level, bạn nên vẽ hỗ trợ/kháng cự là 1 khoảng giá như minh hoạ bên dưới:
Sai lầm 3: Thường tìm kiếm các vùng Key Level “xa tận chân mây”
Nhà đầu tư thường xác định Key Level trong quá khứ quá xa so với thời điểm hiện tại. Theo đó, bạn chỉ nên xác định Key Level trong thời gian không quá 8 tháng, cụ thể từ 3-6 tháng trên khung thời gian D1 để xác định xu hướng trong tương lai một cách chính xác nhất.
Hướng dẫn cách xác định Key Level
Nhằm giúp trader biết cách xác định vùng Key Level tiềm năng và tìm được điểm vào lệnh/ thoát lệnh phù hợp, dưới đây là một số ví dụ về các mức hỗ trợ kháng cự trên biểu đồ Vàng, các cặp Forex chính và Hợp đồng tương lai.
Cách 1: Tìm kiếm các vùng Key Level trong ngắn hạn và dài hạn
Biểu đồ EURUSD trên khung thời gian D1, có thể thấy giá đang nằm tại các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự quan trọng, đồng thời trong phạm vi giao dịch nhỏ hơn, giá còn chạm các vùng hỗ trợ, kháng cự ngắn hạn. Từ đây cho thấy, các vùng này được coi là những Key Level tiềm năng mà trader cần quan tâm nhất.
Tương tự như ví dụ trên, để xác định Key Level, ngoài việc đánh dấu các vùng hỗ trợ/kháng cự dài hạn trước đó, rồi mới vẽ các vùng hỗ trợ/kháng cự ngắn hạn, điều này sẽ giúp bạn phân tích và nhận định thị trường một cách chính xác hơn.
Giá khi tới các vùng này sẽ có những phản ứng nhất định, càng test đi test lại nhiều lần càng chứng tỏ đây là những vùng Key Level quan trọng, nếu giá không bị xuyên phá, sẽ tạo đà để đi xa hơn.
Cách 2: Tìm kiếm các vùng giá trong quá khứ không quá 8 tháng
Vẫn tại khung D1 biểu đồ vàng cho thấy, để vẽ được các vùng hỗ trợ, kháng cự quan trọng, chúng tôi đã sử dụng lịch sử giá trong 8 tháng gần nhất. Đây cũng là khoảng thời gian xa nhất được sử dụng khi vẽ Key Level trên biểu đồ khung D.
Thực tế cho thấy, những vùng hỗ trợ, kháng cự được hình thành trong dài hạn sẽ dẫn đến sự thay đổi giá rất mạnh mẽ, hoặc tại những khu vực này giá sẽ được thử đi thử lại rất nhiều lần theo thời gian.
Ngược lại, ở vùng kháng cự ngắn hạn, hành động giá diễn ra không đáng kể hoặc nó bắt đầu hình thành ngưỡng hỗ trợ, kháng cự mới. Chính vì thế, một kinh nghiệm được rút ra là bạn chỉ cần tập trung xác định và vẽ vùng Key Level rõ ràng nhất, không cần phải vẽ Key Level trong ngắn hạn sẽ bị rối biểu đồ, gây khó khăn cho việc phân tích.
Ngoài ra, nhà đầu tư cần lưu ý một điểm rất quan trọng, trong một thị trường có xu hướng tăng, các mức kháng cự thường sẽ bị phá vỡ và trong một thị trường có xu hướng giảm, các mức hỗ trợ thường sẽ phá vỡ. Do đó, đã có rất nhiều trader đau đầu vì họ không thể đạt được R:R theo tỷ lệ 1:2 hoặc nhiều hơn, vì có quá nhiều vùng hỗ trợ kháng cự ngắn hạn được hình thành. Điều này càng cho thấy bạn phải nhìn vào bối cảnh thị trường mà thiết lập giao dịch của mình, không phải các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự ngắn hạn tìm thấy đều đem lại kết quả tốt.
Cách 3: Xem xét các vùng giá trị để tìm Key Level
Biểu đồ trên cho thấy giá đã tích lũy tại khu vực hỗ trợ, hình thành nên vùng giá trị (value area) – đây được xem là một vùng cản cực kỳ mạnh mẽ, vì thế giá liên tục đập vào vùng này và bật lại. Tuy nhiên sau khi vượt qua, giá lại tiếp tục pullback nhưng thị trường đã từ chối bán bằng tín hiệu Inside Bar – Pin Bar.
Như vậy, bạn chỉ cần chờ đợi giá phá vỡ vùng giá quan trọng và hồi lại, kết hợp với một tín hiệu hành động giá, sau đó giao dịch theo xu hướng giá phá vỡ.
Hướng dẫn cách giao dịch với Key Level
Việc đầu tiên trader cần làm chính là xác định các vùng Key Level tiềm năng. Tiếp theo, trader sẽ kết hợp thêm các tín hiệu hành động giá khác để tăng khả năng chiến thắng, giảm thiểu rủi ro giao dịch.
Dưới đây là một số cách nhà đầu tư thực hiện giao dịch với Key Level:
Đặt lệnh tại Key Level
Đặt lệnh mua tại vùng hỗ trợ và bán tại vùng kháng cự là phương pháp được rất nhiều trader áp dụng trong giao dịch, nhất là các trader mới. Tuy nhiên, không phải vùng Key Level nào bạn cũng có thể giao dịch. Nếu khi giá vừa chạm Key Level, trader đã mạo hiểm vào lệnh thì khả năng thua lỗ rất cao.
Như ví dụ minh họa ở trên, tại khung thời gian D1, vàng đã hình thành một vùng hỗ trợ cứng. Nhưng kết quả cuối cùng vàng không thể đi lên mà giảm xuống cực mạnh. Vì thế, nếu trader dựa vào vùng hỗ trợ trên để vào lệnh Buy thì may mắn vẫn kiếm được lời, nhưng giao dịch forex phải dựa vào kiến thức chứ không phải may mắn, nên xác suất vào lệnh Buy ngay vùng giá phá vỡ sẽ thua nhiều hơn thắng. Vì vậy, để có kết quả tốt khi giao dịch, trader nên kết hợp thêm 1 số công cụ khác như mô hình nến (Pin Bar, Fakey,…), mô hình giá,…
Kết hợp Key Level với một số công cụ phân tích khác
Kết hợp Key Level với mô hình nến Pin Bar
XAUUSD tại khung thời gian H1, có thể thấy phần màu đỏ là vùng hỗ trợ. Ngay khi giá vừa chạm vào vùng này thì xuất hiện nến Pin Bar với đuôi nến dài cho tín hiệu giá sẽ đảo chiều đảo chiều bật lên và tăng mạnh, đây là tín hiệu tốt cho một lệnh Buy tiềm năng.
Kết hợp Key Level với đường Trendline
EURUSD ở khung thời gian D1 như ví dụ phía trên, chúng ta có vùng màu đỏ là vùng Key Level tiềm năng vì giá được thử nhiều lần đường màu đen là đường trendline giảm. Như vậy trader chỉ cần chờ giá phá qua khỏi đường trendline để tiến hành vào lệnh.
Giao dịch theo phương pháp này trader cần phải kiên nhẫn nhưng sẽ an toàn và giảm thiểu rủi ro tốt hơn.
Chờ giá phá vỡ và retest Key Level
Tại các vùng Key Level tiềm năng, nếu giá phá vỡ qua sau đó quay lại retest thì trader có thể tiến hành vào lệnh. Nhưng để tăng hiệu quả giao dịch, trader nên đợi giá retest tại những vùng này, đặc biệt sau đó xuất hiện thêm các nến như Pin Bar hay Fakey,… thì tỷ lệ thành công sẽ cao hơn rất nhiều.
Biểu đồ H4 của cặp AUDUSD cho thấy giá ngay sau khi phá vỡ, đã re-test nhiều lần. Đặc biệt, tại đây lại xuất hiện 1 cây nến Pin Bar, mặc dù trước đó là mô hình nến nhấn chìm giảm, nhưng không đủ sức đẩy giá xuống thấp hơn nữa. Nên giá tăng mạnh là điều hoàn toàn dễ hiểu!
Một số lưu ý khi sử dụng Key Level
- Key Level là một vùng giá, chứ không phải là một mức giá cụ thể.
- Bất kỳ đỉnh nào cũng có thể trở thành kháng cự, đáy nào cũng có thể trở thành hỗ trợ. Nhưng chúng chỉ thực sự mạnh khi được retest lại nhiều lần.
- Key Level khác với Near Key Level: với Key Level dùng để xác định tâm lý thị trường trong dài hạn. Các Near Key Level dùng để xác định tâm lý thị trường trong ngắn hạn.
- Không nên vẽ quá nhiều Key Level lên biểu đồ giá mà chỉ tập trung vào những Key Level gần nhất để đơn giản hóa biểu đồ, tránh bị nhiễu.
- Không phải lúc nào vẽ Key Level cũng chính xác 100% đôi lúc sẽ bị chênh lệch một vài pip (nhưng không đáng kể). Vì thế, bạn có thể vẽ cắt ngang cây nến trước đó, chỉ cần phù hợp với Key Level theo mức giá hiện tại.
- Chính vì Key Level không thể vẽ một cách chính xác, nên nhà đầu tư cần phải rèn luyện việc quan sát, thực hành nhiều hơn để thuần thục các kỹ năng giao dịch với Key Level.
- Đặc biệt, khi giao dịch theo Price Action, trader nên chú ý đến các mô hình nến Pin Bar, Fakey tại các vùng hỗ trợ/ kháng cự vì đó chính là những cơ hội tuyệt vời để bạn vào lệnh và thu được lợi nhuận mong muốn.
Lời kết
Key Level là vùng giá vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng tiên quyết đến việc xác định xu hướng giá trong tương lai cùng như giúp trader tìm điểm vào lệnh chính xác. Chính vì thế, việc tìm hiểu và nắm vững các kiến thức về Key Level là điều vô cùng cần thiết. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về Key Level và cách giao dịch hiệu quả với vùng giá này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy để bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn một cách nhanh chóng nhất. Chúc các bạn thành công!