Mặc dù cũng là một forex broker nhưng không phải cơ chế hoạt động của tất cả các sàn forex đều giống nhau. Sẽ có sàn hoạt động đúng với bản chất của một thực thể trung gian (No Dealing Desk – NDD) nhưng cũng có sàn lại trực tiếp can thiệp vào hoạt động giao dịch của trader (Dealing Desk).
Về phía trader, các bạn nên lựa chọn các NDD broker để đảm bảo hoạt động giao dịch của mình được minh bạch, công bằng và hiệu quả nhất, cụ thể, loại sàn ECN thuộc NDD Broker đang là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu của hầu hết các trader trên thị trường ngoại hối toàn cầu.
Và trong quá trình tìm hiểu về forex, về thị trường, chắc chắn các bạn đã nghe qua rất nhiều lần về các khái niệm sàn ECN hay tài khoản ECN. Vậy thì, sàn ECN thực chất là gì? Có những ưu điểm gì nổi bật so với các loại broker khác và sàn forex nào hiện tại đang là một ECN Broker tốt để chúng ta lựa chọn? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết lần này.
ECN là gì?
Chúng ta đã tìm hiểu về đặc điểm và vai trò của forex broker trên thị trường giao dịch ngoại hối và để hiểu được một ECN Broker là gì, chúng ta sẽ bắt đầu với khái niệm ECN.
ECN là viết tắt của cụm từ Electronic Communication Network – Mạng truyền thông điện tử, nói một cách dễ hiểu nhất thì với công nghệ ECN, các nhà giao dịch, nhà đầu tư nhỏ lẻ như chúng ta được kết nối trực tiếp với các nhà cung cấp thanh khoản lớn như ngân hàng, công ty tài chính, quỹ đầu tư, tổ chức tín dụng khác, nhà môi giới và tất nhiên cũng có cả những nhà giao dịch, nhà đầu tư nhỏ lẻ khác.
Các ECN broker thuộc nhóm các sàn No Dealing Desk, tức không có sự can thiệp của bộ phận xử lý lệnh, điều này đồng nghĩa với lệnh của các bạn sẽ được chuyển thẳng đến thị trường liên ngân hàng, là nơi hình thành nên giá cả trên thị trường ngoại hối, là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua, bán ngoại tệ của các tổ chức lớn như ngân hàng, quỹ đầu tư… hay còn gọi là các nhà cung cấp thanh khoản như đã nói ở trên. Một ECN broker thực thụ sẽ chỉ đóng vai trò trung gian, cung cấp nền tảng giao dịch giúp bạn đặt lệnh và chuyển lệnh mà thôi.
Hệ thống ECN hoạt động như thế nào?
Có 3 thực thể chính tham gia vào mạng lưới hoạt động của hệ thống ECN, bao gồm các nhà cung cấp thanh khoản, các nhà giao dịch và sàn forex.
Nhà cung cấp thanh khoản: họ giao dịch trên thị trường thông qua việc đặt các lệnh Mua hoặc Bán vào máy chủ ECN của broker và báo giá của họ sẽ được hiển thị trên máy chủ này để các nhà giao dịch nhỏ lẻ có thể thấy được.
Nhà giao dịch cá nhân: họ được nhận báo giá từ nhiều nhà cung cấp thanh khoản khác nhau nhưng chỉ báo giá nào tốt nhất sẽ được hiển thị trên máy chủ ECN được cung cấp bởi broker, nếu đồng ý với mức giá đó, họ sẽ đặt lệnh để giao dịch đối ứng với nhà cung cấp thanh khoản. Trong trường hợp muốn xem các mức giá còn lại, họ sẽ sử dụng tính năng Depth of Market (độ sâu thị trường – hiện thị các mức giá cùng khối lượng mua/bán đang ở trạng thái chờ khớp), tuy nhiên, không phải nền tảng giao dịch nào cũng có tính năng này.
ECN Broker: sau khi nhận được lệnh của các nhà giao dịch cá nhân, broker sẽ chuyển lệnh ngay đến các nhà cung cấp thanh khoản và lệnh được khớp chỉ trong tích tắc.
Đặc điểm của một ECN Broker
Sẽ có rất nhiều sự khác biệt giữa một ECN Broker và một broker thông thường (Market Maker hoặc STP Broker).
Thứ nhất, ECN Broker cung cấp báo giá tốt nhất trên thị trường. Điều này khá dễ hiểu vì ECN Broker liên kết với nhiều nhà cung cấp thanh khoản khác nhau, họ đều là các tổ chức lớn, giao dịch khối lượng khủng, mà bạn biết đấy, khối lượng lớn thì sẽ được mức giá tốt nhất, giống như việc đi mua hàng với số lượng nhiều thì bạn sẽ được giá sỉ, vậy thôi. Và nếu ECN Broker liên kết với càng nhiều nhà cung cấp thanh khoản lớn thì báo giá mà trader nhận được sẽ càng là các mức giá tốt nhất.
Thứ hai, nhận báo giá trong thời gian thực và tốc độ khớp lệnh siêu tốc. Một mặt, vì các nhà cung cấp thanh khoản giao dịch với tần suất lớn và khi họ thực hiện lệnh sẽ được cập nhật ngay báo giá lên máy chủ nên các mức giá được cung cấp đến trader luôn được cập nhật theo thời gian thực và liên tục thay đổi. Mặt khác, vì không có bộ phận xử lý lệnh nên khi nhận được lệnh của trader, lệnh sẽ được chuyển thẳng đến các nhà cung cấp thanh khoản luôn, không dừng lại hay la cà ở đâu hết nên tốc độ khớp lệnh tại các ECN Broker là vô cùng nhanh chóng, chỉ tính bằng mili giây.
Thứ ba, thu nhập chính của các ECN Broker là phí hoa hồng. Vì không can thiệp đến giá cả được cung cấp từ thị trường liên ngân hàng mà các mức giá đó đã là tốt nhất (tức spread sẽ cực kỳ thấp hoặc không có chênh lệch), do đó, phí hoa hồng là chính sách bắt buộc để các ECN Broker tạo ra thu nhập cho vai trò trung gian của mình.
Ưu, nhược điểm của một sàn forex ECN
Ưu điểm của sàn ECN
Sở dĩ các forex trader luôn ưu tiên lựa chọn một ECN Broker vì loại broker này có nhiều ưu điểm vượt trội, hỗ trợ rất tốt cho giao dịch của trader. Cụ thể:
- Thực thi lệnh thị trường: sàn ECN sẽ tự động khớp và thực hiện các lệnh tại mức giá tốt nhất. Lệnh của bạn sẽ được xác nhận ngay tức thì và không bao giờ bị báo giá lại.
- Spread siêu thấp: chênh lệch spread tại các sàn ECN thấp hơn rất nhiều so với các loại sàn forex khác vì báo giá được chuyển trực tiếp đến trader, không có bất kỳ sự can thiệp nào đến giá cả trên thị trường. Hầu như tất cả các cặp tiền chính theo công nghệ báo giá ECN đều có spread bằng 0.
- Không có xung đột lợi ích giữa trader và broker: với sàn ECN, cho dù bạn giao dịch khối lượng lớn hay nhỏ thì sàn cũng sẽ chuyển lệnh của bạn đến thị trường liên ngân hàng mà không cần biết bạn là ai, lịch sử giao dịch của bạn như thế nào, sẽ không có trường hợp sàn ôm lệnh và chính sàn giao dịch đối ứng với bạn như các sàn Market Maker, vì thế sẽ không có xung đột xảy ra.
Nhược điểm của sàn ECN
Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng sàn ECN vẫn tồn tại hạn chế nhất định như bao loại hình sàn forex khác.
- Phí hoa hồng cố định: sàn ECN sẽ thu một khoản phí hoa hồng cố định mỗi khi bạn giao dịch; đây sẽ là thu nhập chính của họ. Tuy nhiên, dù sao thì một chính sách commission cố định cũng sẽ minh bạch hơn so với chính sách spread thả nổi có sự can thiệp của sàn.
- Tỷ lệ đòn bẩy thấp: thông thường, nếu bạn giao dịch trên một loại tài khoản ECN thì tỷ lệ đòn bẩy tối đa của tài khoản sẽ thấp hơn nhiều so với tỷ lệ đòn bẩy tối đa cao nhất được cung cấp tại sàn. Ví dụ: broker có tỷ lệ đòn bẩy cao nhất là 1:2000 nhưng đối với tài khoản ECN tại sàn sẽ bị hạn chế ở tỷ lệ tối đa 1:500.
- Tiền nạp tối thiểu cao: so với các loại tài khoản thông thường thì yêu cầu về tiền nạp tối thiểu trên tài khoản ECN thường sẽ cao hơn. Trung bình 200$.
- Giãn nở spread: mặc dù không thường xuyên nhưng hiện tượng giãn nở spread vẫn xảy ra trên hệ thống ECN, đặc biệt vào thời điểm chuyển giao giữa ngày cuối tuần và đầu tuần, tại thời điểm trước và trong khi các tin tức quan trọng được công bố…
- Rủi ro thực thi lệnh: cũng giống như mọi hình thức giao dịch tài chính khác, cho dù bạn giao dịch tại một ECN Broker thì một khi bạn đã thực hiện các lệnh mua hay bán, bạn cũng đã ngầm chấp nhận rủi ro biến động thị trường, rủi ro thanh khoản…
Bạn cần phân biệt sàn ECN và tài khoản ECN
Trên thực tế thì có rất ít các sàn ECN thực thụ bởi vì các ECN Broker thực thụ sẽ chỉ cung cấp dịch vụ cho các tổ chức giao dịch lớn như ngân hàng, quỹ đầu tư, quỹ phòng hộ… còn với những sàn forex hiện nay mà chúng ta vẫn hay gọi là sàn ECN thì thực chất đó chỉ là broker có cung cấp loại tài khoản ECN mà thôi.
Thông thường, các broker mà chúng ta vẫn hay nhắc đến như một sàn ECN (chẳng hạn như Exness, IC Markets…) sẽ cung cấp nhiều loại tài khoản khác nhau, bên cạnh loại tài khoản áp dụng báo giá và khớp lệnh theo hệ thống ECN (còn được gọi là tài khoản ECN hoặc với một tên gọi khác nhưng có điều kiện giao dịch của một loại tài khoản ECN) thì còn có những loại tài khoản khác theo dạng STP hoặc Market Maker.
Do vậy, khi nói rằng lựa chọn một ECN Broker để giao dịch có nghĩa rằng chúng ta sẽ lựa chọn một sàn forex uy tín, chất lượng và có cung cấp loại tài khoản ECN.
Và trong phần cuối cùng của bài viết này, chúng tôi sẽ gợi ý cho các bạn một số broker như thế, đồng thời đánh giá về loại tài khoản ECN được cung cấp tại những broker đó, để các bạn có thể dễ dàng so sánh và có quyết định lựa chọn sao cho phù hợp nhất.
Các sàn forex cung cấp tài khoản ECN tốt nhất hiện nay
IC Markets
Tất nhiên đây sẽ là cái tên không thể thiếu và luôn nằm trong top đầu khi nhắc đến sàn ECN hay tài khoản giao dịch forex ECN.
IC Markets là một broker đến từ Úc, được thành lập vào năm 2007 và có đến 4 giấy phép hoạt động, trong đó có 2 cơ quan quản lý uy tín bậc nhất thế giới hiện nay là ASIC và CySEC. Nói về mức độ uy tín thì IC Markets là broker uy tín nhất hiện nay tại thị trường Việt Nam và thế giới, các bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi giao dịch tại broker này.
IC Markets cho phép trader giao dịch trên cả 3 nền tảng phổ biến nhất hiện nay là MT4, MT5 và cTrader, cung cấp rất nhiều những tính năng, công cụ hỗ trợ phân tích chuyên sâu như Autochartist, Trading Central…
IC Markets hỗ trợ rất nhiều phương thức thanh toán như Internet banking, Paypal, Visa/Master card, Skrill, Ngân Lượng… và dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7.
Tài khoản ECN tại IC Markets
IC Markets cung cấp 2 loại tài khoản ECN khác nhau, cùng mang tên Raw Spread nhưng được giao dịch trên 2 loại nền tảng khác nhau: MetaTrader và cTrader.
2 tài khoản ECN này có điều kiện giao dịch khá giống nhau, cụ thể:
- Tiền nạp tối thiểu: 200$
- Tỷ lệ đòn bẩy tối đa 1:500
- Spread: từ 0.0 pips
- Commission: 7$/lot/2 chiều (Raw Spread trên MetaTrader) và 6$/lot/2 chiều (Raw Spread trên cTrader)
- Tốc độ khớp lệnh: dưới 1 mili giây
- Khối lượng lệnh tối thiểu: 0.01 lots
- Khối lượng lệnh tối đa: không giới hạn
- Số lượng vị thế mở tối đa: 200 lệnh (Raw Spread trên MetaTrader) và 2,000 lệnh (Raw Spread trên cTrader)
- Margin Call/Stop Out: 100%/50%
- Có hỗ trợ tài khoản Islamic
Phí hoa hồng trên loại tài khoản ECN tại IC Markets đang là mức phí trung bình, được lấy làm chuẩn để so sánh với tài khoản ECN tại các broker khác. Commission trên tài khoản Raw Spread cTrader có nhỉnh hơn một chút, giúp trader giao dịch khối lượng lớn có thể tiết kiệm được khá nhiều chi phí.
Về chênh lệch spread thì IC Markets cũng được xem là broker có spread thấp nhất trên thị trường ở tất cả các loại tài khoản giao dịch. Cặp EUR/USD không có chênh lệch trong hơn 90% thời gian giao dịch trong ngày, các cặp AUD/USD và USD/JPY chỉ 0.1 pips, GBP/USD, USD/CAD, USD/CHF chỉ 0.2 pips và NZD/USD là 0.3 pips, rất thấp.
Tham khảo: ICMarkets là gì? Đánh giá sàn IC Markets chi tiết nhất
Exness
Exness cũng là một broker cung cấp tài khoản ECN với các điều kiện giao dịch rất tốt.
Broker này được thành lập từ năm 2008 và đặt trụ sở chính tại Cộng Hòa Síp. Exness bao gồm nhiều thực thể khác nhau và đều được cấp phép hoạt động. Broker này nhận được sự cấp phép từ 6 cơ quan khác nhau, trong đó giấy phép của FCA và CySEC chính là bằng chứng để chứng minh mức độ uy tín của sàn đối với khách hàng của mình.
Bên cạnh 2 nền tảng giao dịch của MetaQuotes là MT4 và MT5 thì Exness còn có nền tảng độc quyền của sàn, bao gồm Exness Trader App, Exness Web Terminal và nền tảng giao dịch xã hội Exness Social Trading.
Exness hỗ trợ nhiều phương thức thanh toán khác nhau như Internet Banking, Visa/Master card, Skrill, Neteller, Ngân Lượng… và được nạp rút bằng crypto (Bitcoin, USDT). Thời gian rút tiền tại Exness là nhanh nhất thị trường, chỉ vài phút là tiền về tài khoản ngay. Dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Exness hoạt động 24/7, có cả số hotline hỗ trợ cho trader.
Tài khoản ECN tại Exness
Exness cung cấp nhiều loại tài khoản giao dịch khác nhau, trong đó chỉ có duy nhất một loại tài khoản ECN có tên Raw Spread (nhiều người lầm tưởng tài khoản Zero của sàn là tài khoản ECN).
Một số điều kiện giao dịch trên loại tài khoản ECN của Exness
- Tiền nạp tối thiểu: 200$
- Tỷ lệ đòn bẩy tối đa: 1: không giới hạn
- Spread: trung bình chỉ từ 0.0 pips trên cặp EUR/USD và USD/JPY, các cặp forex chính khác có spread trung bình dao động từ 0.1 đến 0.5 pips, cụ thể GBP/USD là 0.1 pips, AUD/USD, USD/CHF là 0.2 pips, USD/CAD là 0.4 pips..
- Phí hoa hồng: 7$/lot/2 chiều
- Các sản phẩm giao dịch như vàng, chỉ số, cổ phiếu và tiền điện tử được miễn phí swap
- Khối lượng lệnh tối thiểu: 0.01 Lots
- Khối lượng lệnh tối đa: phụ thuộc vào khoảng thời gian trong ngày, cụ thể 200 Lots từ 7:00 – 20:59 GMT+0, 20 Lots từ 21:00 – 6:59 GMT+0.
- Số lượng lệnh mở và chờ tối đa: không giới hạn
- Margin Call: 30%
- Stop Out: 0%
- Có hỗ trợ tài khoản Islamic
FXTM
Cũng là một cái tên không xa lạ đối với các trader Việt, tài khoản ECN tại FXTM có những điều kiện giao dịch cực kỳ hấp dẫn, đặc biệt là chính sách phí commission thả nổi.
FXTM (ForexTime) là một broker có tuổi đời hoạt động trên một thập kỷ (từ năm 2011) và đặt trụ sở chính tại Cộng Hòa Síp. Chỉ nhận được sự cấp phép từ 2 cơ quan quản lý nhưng cũng là 2 trong số các cơ quan uy tín hàng đầu thế giới: FCA và CySEC.
MT4 và MT5 là 2 nền tảng giao dịch chính của sàn, ngoài ra còn có nền tảng copy trading độc quyền phiên bản web mang tên FXTM Invest. Broker này cũng hỗ trợ cho trader nhiều công cụ phân tích, trong đó có cả tín hiệu forex độc quyền của sàn.
FXTM hỗ trợ gần 20 phương thức thanh toán khác nhau, trong đó có Internet Banking, Visa/Master card, Skrill, Ngân Lượng… dịch vụ chăm sóc khách hàng của sàn hoạt động 24/5 với đa kênh hỗ trợ như Livechat, các mạng xã hội như Facebook, WhatsApp, Telegram.
Tài khoản ECN tại FXTM
Tài khoản ECN tại FXTM có tên gọi là Advantage, tài khoản này có 2 cơ chế tính phí hoa hồng khác nhau, phụ thuộc vào nền tảng giao dịch.
Điều kiện giao dịch của tài khoản ECN tại sàn FXTM
- Tiền nạp tối thiểu: 500$
- Đòn bẩy tối đa: 1:2000
- Spread: từ 0.0 pips
- Phí hoa hồng: từ 4 – 20$/1 triệu $, phụ thuộc vào khối lượng giao dịch và số dư tài khoản
- Khối lượng lệnh tối thiểu: 0.01 lots
- Khối lượng lệnh tối đa: 100 lots
- Số lượng vị thế mở tối đa: không giới hạn
- Số lượng lệnh chờ tối đa: 300 lệnh
- Tỷ lệ Margin Call: 80%
- Tỷ lệ Stop Out: 50%
- Có hỗ trợ tài khoản Islamic
Tài khoản ECN của FXTM có spread phổ biến bằng 0.0 pips trên 3 cặp forex chính là EUR/USD, USD/JPY và USD/CHF, thông thường cặp USD/CHF sẽ có chênh lệch cao hơn nhưng tại FXTM thì ngược lại, do vậy, nếu cặp USD/CHF luôn nằm trong danh sách sản phẩm giao dịch yêu thích của bạn thì tài khoản ECN của FXTM là một sự lựa chọn vô cùng hợp lý. Các cặp còn lại có spread cao hơn so với IC Markets và Exness như GBP/USD có chênh lệch phổ biến là 0.2 pips, cặp USD/CAD là 0.3 pips, cặp AUD/USD và NZD/USD là 0.5 pips.
Về commission, FXTM thực hiện 2 chính sách hoa hồng khác nhau. Đối với các giao dịch forex trên nền tảng MT5 sẽ được áp dụng chính sách phí hoa hồng cố định là 8$/lot/2 chiều, còn trên nền tảng MT4 thì một chính sách thả nổi commission sẽ được thay thế, phụ thuộc vào khối lượng giao dịch và số dư tức thời, tối thiểu là 8$, tối đa là 40$/1 triệu $ giao dịch/2 chiều, mức phí này sẽ tương đương với khoảng từ 4-5$/lot/2 chiều, thấp hơn nhiều so với mức phí trung bình từ 6-7$/lot/2 chiều trên các loại tài khoản ECN đang có mặt trên thị trường.
Tham khảo: FXTM là gì? Đánh giá sàn FXTM (ForexTime) chi tiết nhất
FxPro
FxPro cũng là một trong số ít các sàn forex uy tín, cung cấp đến 2 loại tài khoản ECN.
Sàn forex này được thành lập từ năm 2006 và có trụ sở chính tại Anh, một trung tâm tài chính lớn trên thế giới. Trong số các broker uy tín hiện nay đang hoạt động trên thị trường Việt Nam thì FxPro là broker duy nhất đến từ Anh.
FxPro được cấp phép bởi 5 cơ quan quản lý, trong đó, giấy phép của FCA và CySEC là bằng chứng xác thực cho thấy mức độ uy tín cao của sàn.
Lựa chọn FxPro, các bạn có thể giao dịch trên 4 loại nền tảng khác nhau, bao gồm MT4, MT5, cTrader và FxPro EDGE. Broker này cũng cung cấp cho khách hàng của mình khá nhiều công cụ hỗ trợ giao dịch, phân tích nâng cao, trong đó có forex signals từ nền tảng Trading Central.
Về phương thức thanh toán, FxPro hỗ trợ nhiều kênh như Ngân Lượng, chuyển khoản ngân hàng, tiền điện tử (BTC, ETH, USDT), nếu rút tiền qua Internet banking thì thời gian xử lý sẽ rất nhanh. Dịch vụ chăm sóc khách hàng của sàn hoạt động 24/5.
Tài khoản ECN tại FxPro
Có 2 loại tài khoản ECN được cung cấp tại FxPro, đó là tài khoản Raw Plus và tài khoản cTrader.
Điều kiện giao dịch trên tài khoản Raw Plus
- Tiền nạp tối thiểu: 1,000$
- Đòn bẩy tối đa 1:500
- Spread tối thiểu: 0.0 pips
- Spread trung bình: 0.2 pips
- Phí hoa hồng: 7$/lot/ 2 chiều
- Khối lượng lệnh tối thiểu: 0.1 lots
- Stop Out: 50%
Điều kiện giao dịch trên tài khoản cTrader
- Tiền nạp tối thiểu: 100$
- Đòn bẩy tối đa 1:500
- Spread tối thiểu: 0.0 pips
- Spread trung bình: 0.3 pips
- Phí hoa hồng: 45$/1 triệu $/chiều tương đương với 9$/lot/2 chiều cho forex và kim loại, miễn phí cho chỉ số và năng lượng
- Khối lượng lệnh tối thiểu: 0.01 lots
- Stop Out: 50%
Chi phí giao dịch trên tài khoản Raw Plus khá tốt và có thể cạnh tranh tốt với các loại tài khoản ECN tại các broker khác, tuy nhiên, yêu cầu về tiền nạp ban đầu trên tài khoản này rất cao, đến 1,000$. Còn tài khoản cTrader thì có commission cao hơn so với mức phí trung bình hiện nay trên thị trường.
Tham khảo: FxPro là gì? Đánh giá sàn FxPro chi tiết từ A-Z
FP Markets
Mặc dù không quá nổi tiếng tại Việt Nam nhưng FP Markets lại là broker uy tín và chất lượng. Ngoài ECN thì broker này còn áp dụng công nghệ báo giá DMA, mang nhiều lợi thế hơn cả ECN.
FP Markets cũng là một broker đến từ Úc như IC Markets, hoạt động trên thị trường đã được 17 năm. Broker này được cấp phép bởi 2 cơ quan quản lý uy tín CySEC và ASIC.
Sàn forex này chỉ cung cấp 2 nền tảng giao dịch forex quen thuộc là MT4 và MT5, ngoài ra cũng hỗ trợ cho trader nhận được các phân tích và tín hiệu giao dịch miễn phí từ Autochartist.
Về phương thức thanh toán, FP Markets hỗ trợ đến hơn 20 kênh thanh toán khác nhau, trong đó còn cho phép trader chuyển tiền từ broker khác sang tài khoản của sàn. Dịch vụ chăm sóc khách hàng của sàn hoạt động 24/7.
Tài khoản ECN tại FP Markets
FP Markets cung cấp 1 loại tài khoản ECN duy nhất có tên gọi Raw, được giao dịch trên cả nền tảng MT4 và MT5.
Điều kiện giao dịch trên tài khoản ECN của FP Markets
- Tiền nạp tối thiểu: 100 AUD hoặc tương đương
- Tỷ lệ đòn bẩy tối đa 1:500
- Spread chỉ từ 0.0 pips
- Commission: 6$/lot/2 chiều
- Khối lượng lệnh tối thiểu: 0.01 lots
Commission trên tài khoản ECN của FP Markets khá thấp, cạnh tranh tốt. Spread trên các cặp tiền chính của tài khoản này cao hơn nhiều so với các broker khác, cụ thể, cặp EUR/USD có chênh lệch trung bình 0.2 pips, AUD/USD là 0.4 pips, GBP/USD và USD/JPY là 0.7 pips, NZD/USD và USD/CAD là 0.8 pips, USD/CHF là 1.2 pips.
Tham khảo: FP Markets là gì? Đánh giá sàn FP Markets mới nhất
Pepperstone
Sàn ECN cuối cùng trong danh sách mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn cũng là một broker đến từ Úc – Pepperstone.
Sàn forex này được thành lập từ năm 2010, cũng khá trẻ nhưng đã sở hữu 2 giấy phép đến từ ASIC và FCA, do vậy, xét về mức độ tin cậy thì Pepperstone là broker uy tín, các bạn hoàn toàn có thể an tâm giao dịch nếu lựa chọn broker này.
Tương tự như IC Markets, Pepperstone cũng cung cấp cho trader 3 loại nền tảng giao dịch, bao gồm MT4, MT5 và cTrader. Bên cạnh đó, trader còn nhận được miễn phí nhiều công cụ hỗ trợ giao dịch, phân tích chuyên sâu của sàn như Autochartist, hệ thống tự động hóa giao dịch không cần mã, bộ công cụ giao dịch thông minh cho các nền tảng MetaTrader.
Pepperstone hỗ trợ các phương thức nạp, rút phổ biến như Visa/Master cards, chuyển khoản ngân hàng, PayPal, Neteller, Skrill.
Tài khoản ECN của Pepperstone
Broker này cung cấp 1 loại tài khoản ECN duy nhất mang tên Razor, với các điều kiện giao dịch như sau:
- Tiền nạp tối thiểu: 200$
- Tỷ lệ đòn bẩy tối đa 1:500
- Chênh lệch spread: từ 0.0 pips
- Commission: 7$/lot/2 chiều
- Khối lượng lệnh tối thiểu: 0.01 lots
- Khối lượng lệnh tối đa: 100 lots
Về chi phí giao dịch, commission 7$ là một mức phí khá tốt, bằng với mức phí commission trung bình trên thị trường. Còn đối với chênh lệch spread, tài khoản ECN của Pepperstone có spread trung bình hơi cao hơn so với những broker ở trên, cụ thể, spread trung bình trên cặp EUR/USD là 0.2 pips, GBP/USD là 0.6 pips, USD/JPY và AUD/USD là 0.3 pips, USD/CAD và USD/CHF là 0.5.
Tham khảo: Pepperstone là gì? Đánh giá sàn Pepperstone chi tiết nhất
Kết luận
Hy vọng rằng, với những gì mà chúng tôi đã chia sẻ trong bài viết, các bạn đã nắm được bản chất và cơ chế hoạt động của một ECN Broker. Đồng thời, với danh sách các sàn forex cung cấp tài khoản ECN tốt nhất mà chúng tôi đã gợi ý, các bạn có thể chọn được broker ưng ý và phù hợp nhất với mình.
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG.